Hầu hết đa số người tiêu dùng đang sử dụng xe đạp điện đều không nắm rõ cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của chiếc xe mình đang sở hữu. Nếu mình có thể nắm vững và hiểu hơn về chiếc xe của mình thì bạn có thể chăm sóc và giữ gìn nó tốt hơn. Bài viết dưới đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý của một chiếc xe đạp điện nhé!
CẤU TẠO CỦA XE ĐẠP ĐIỆN
1. THIẾT KẾ XE
Xe đạp điện thường có hình dáng tương đối giống một chiếc xe đạp thông thường chỉ khác ở điểm xe đạp điện được gắn thêm động cơ. Xe đạp điện cũng được chia thành 2 loại: một loại có bàn đạp trợ lực và một loại không có bàn đạp. Nhưng dù là loại nào đi chăng nữa thì chúng đều được thiết kế đã dạng về mẫu mã để người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn.
2. ĐỘNG CƠ XE
Động cơ của xe đạp điện thường được đặt trên phần thân xe. Có một số loại xe được đặt trực tiếp lên trục bánh xe. Sở dĩ vị trí của động cơ hay được đặt ở đó là bởi vì làm như vậy sẽ giúp tăng chuyển động của xe và để tránh sử dụng quá nhiều tới hộp số truyền động sẽ giúp giảm chi phí và nguy cơ hỏng hóc của xe
Xe đạp điện có động cơ chổi than nằm ở bánh xe hoạt động bền bỉ và ít bị thay thế trong quá trình sử dụng. Động cơ không chổi than có cấu tạo gồm 3 cuộn day và 3 cảm biến dựa trên nguyên tắc đấu điện 3 pha vì vậy chi phí sẽ đắt hơn.
Động cơ xe điện sử dụng nguồn điện từ pin hoặc ắc quy. Đối với xe đạp điện khi hết điện người dùng có thể sử dụng bàn đạp trợ lực giúp xe có thể tiếp túc chuyển động khi hết điện. Đây chính là một ưu điểm đáng chú ý của xe đạp điện so với xe máy điện
3. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
Tay ga điều khiển được thiết kế ở phía bên phải tay cầm giống như các xe xe gắn máy thông thường. Nguyên lý hoạt động dựa trên cảm biến từ kết hợp nam châm giúp quét qua cảm biến khi vặn tay ga làm xe chuyển động.
Ngoài ra, xe đạp điện còn có các hệ thống bo mạch điều khiển điện giúp chuyển đổi từ điều khiển của người lái thành các tín hiệu điện và tạo dòng điện phù hợp đưa tới động cơ. Nhờ vào đó chúng ta có thể tùy chỉnh tốc độ nhanh, chậm cho xe, điều khiển phanh xe và bật tắt các tín hiệu đèn báo trên xe.
4. ẮC QUY - PIN XE ĐẠP ĐIỆN
Pin hoặc ắc quy là nguồn cung cấp điện cho xe hoạt động. Trong đó pin Lithium-ion là loại pin phổ biến nhất và cũng được sử dụng rộng rãi vì tính năng ưu việt. Loại pin này được thiết kế theo công nghệ Nhật Bản có thể đi được quãng đường dài từ 70-100km.
Pin trên xe thường có điện thế khoảng 48v được cung cấp thông qua một bộ sạc điện riêng dành cho từng dòng xe khác nhau. Mỗi loại xe cũng có thiết kế gắn với loại pin hoặc ắc quy phù hợp.
Đối với xe sử dụng ắc quy, mỗi dòng xe sẽ có thiết kế với số lượng ắc quy khác nhau. Thường là 4 đến 5 bình 20A hoặc các loại bình 12A....Quãng đường đi được có thể lên tới 80 đến 100km cho một lần sạc. Đặc biệt, tuổi thọ của pin và ắc quy phụ thuộc phần lớn vào cách sử dụng và số lần sạc của xe từ lúc mua.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết tới người tiêu dùng và từ đó giúp bạn hiểu hơn về chiếc xe đạp điện của bạn.
--------------------------------------
HỆ THỐNG XE ĐIỆN ĐỨC QUẢNG TẠI HẢI PHÒNG !
Địa chỉ 1 : 34 Bãi Sậy - Trại Chuối - Hồng Bàng.
Địa chỉ 2 : 266 đường Hùng Vương mới - Thượng Lý - Hồng Bàng - Hải Phòng ( chân cầu quay đi xuống khoảng 300m hướng về Vincom Imperia)
Địa Chỉ 3 : 241 Thiên Lôi - Vĩnh Niệm - Lê Chân.
Địa chỉ 4: 93 Quán Rẽ - Mỹ Đức - An Lão.
Hotline : 0936.930.986 – 0936.832.879